Nguyên nhân gây dị tật xương cá

logo
EN

Nguyên nhân gây dị tật xương cá
Ngày đăng: 17/06/2021 8009 Lượt xem

    xương cá

    Dị tật xương ảnh hưởng đến sức khỏa của cá. Ảnh: Brian ciruna

    Dị tật xương không những ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tăng trưởng của cá mà còn làm giảm giá trị kinh tế. Vậy tại sao cá lại bị dị tật xương?

    Xương cá có thành phần chính là muối Canxi-Phospho hydroxyapatite có công thức hóa học là: Ca5(PO4)3OH là thành phần vô cơ chiếm khoảng 65% trọng lượng khô của xương cá, gắn với sợi collagen type 1. Collagen chiếm hơn 90% thành phần hữu cơ  trong xương cá có vai trò tạo sự chắc chắn cho cấu trúc và hình thành các đặc tính sinh hóa của mô xương. Độ cứng của xương dựa vào tỉ lệ giữa collagen và thành phần hydroxyapatite. Ngoài cấu trúc chính là các Canxi, Phosphate và Carbonate, còn có sự hiện diện của Magie, Natri, Stronti, Chì, citrate, fluoride, hydroxide và sulfate.

    dị tật xương cá

    Dị tật xương ở một số loài cá.

    Dị tật bộ xương là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, hình thái bên ngoài của cá cũng như tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá. Những dị tật này làm giảm sản lượng của các trại giống, ngay cả trong trường hợp các loài được nghiên cứu sâu (cá vược Châu Âu - Dicentrarchus labrax và cá tráp đầu vàng - Sparus aurata). Ở các trại sản xuất giống biển, dị tật bộ xương có thể ảnh hưởng đến trung bình 7–20% số cá con được sản xuất, trong khi đôi khi tỷ lệ này được chứng minh là tăng lên ở mức 45–100% (theo Georgakopoulou và ctv, 2010).

    Các dạng dị tật xương cá trên xương sống của cá như: Gù lưng (kyphosis), ưỡn cột sống (lordosis), vẹo cột sống (scoliosis), dẹt xương cột sống (platyspondyly) và hợp nhất đốt sống (vertebrae fusion). Ngoài ra, còn các dị tật khác như vẹo hoặc nhô ra trước hoặc xuống dưới của hàm, dị tật trên tia vi gây mất đối xứng,... 

    cá điêu hồng gù đầu

    Dị tật xương hàm trên cá điêu hồng. Ảnh: newbietora.

    Nguyên nhân gây dị tật xương cá

    Sự hình thành của các dị tật xương cá vẫn chưa được tìm hiểu rõ, nhưng được đánh giá là liên quan đến các vấn đề về chính là dinh dưỡng, môi trường và di truyền. 

    Yếu tố dinh dưỡng

    Canxi và phospho

    Canxi và phospho có mối quan hệ chặt chẽ trong sự biến dưỡng của cá, cũng như là cấu trúc của xương và duy trì hệ thống cân bằng acid-base. Ion Ca2+ tham gia vào các chức năng biến dưỡng như co cơ, đông máu, dẫn truyền tín hiệu thần kinh và duy trì tính thẩm thấu màng tế bào. Sự thiếu hụt canxi thường không phổ biến ở cá, nhưng sự thiếu hụt phospho có thể dẫn đến sự biến đổi bất thường trong cấu trúc xương. 

    Như vậy sự thiếu hụt hoặc dư thừa phospho làm tỉ lệ Ca/P bị ảnh hưởng làm cho khả năng hấp thụ canxi bị giảm, dẫn đến không chỉ tác động tới hình thành xương mà còn làm thiếu hụt lượng canxi cần cho cơ thể.

    Yếu tố dinh dưỡng có quan hệ chặt chẽ với dị tật trên cá. Ảnh: Fishpathogens.

    Vitamin C, Vitamin A và Vitamin K

    Các yếu tố dinh dưỡng trong chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành của hệ xương. Các báo cáo ghi nhận các dạng dị tật xương cá thường đi kèm với tình trạng thiếu vitamin C

    Mất cấn bằng vitamin A dẫn đến sự xuất hiện của dị tật đốt sống. Dư thừa vitamin A làm tăng tốc độ phát triển của cột sống thông qua quá trình khoáng hóa nên có thể gây ra các biến dạng xương như cong vẹo đốt sống, nén đốt sống, dị tật hàm,...

    Vitamin K đã được biết đến để điều chỉnh sự hình thành xương thông qua tổng hợp osteocalcin bởi nguyên bào xương, rất quan trọng đối với quá trình khoáng hóa và cấu trúc xương.

    canxi trong thức ăn cá

    Bảng sự hấp thu canxi ở cá còn bị ảnh hưởng bởi hàm lượng phospho trên cá mú (Epinephelus coioides) (nguồn Ye và ctv, 2006) trích sách “Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản” – Tác giả: PGS.TS Lê Thanh Hùng.

    Bóng hơi bất thường

    Bóng hơi liên quan đến sự biến đổi xương cột sống. Ở một số loài cá ở gia đoạn ấu niên chưa hình thành bóng hơi, sẽ phải chịu áp lực nước lên khung xương do không có sự hỗ trợ nổi từ bóng hơi. 

    x quang xương cá

    Ảnh chụp tia X của cá tráp đầu vàng (Sparus aurata) bị biến dạng xương. A. các bị vẹo cộng sốt. B. cá bình thường. Ảnh: Berillis.

    Nhiệt độ nước

    Nhiệt độ cũng một phần ảnh hưởng tới tỉ lệ dị tật xương trên cá. Theo báo cáo của Sato (1983), cho thấy rằng sau 20 tuần ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) thiếu vitamin C, độ dị dạng ở các nhóm thiếu hụt duy trì ở 16°C, 20°C và 16 đến 20°C lần lượt là 10, 28 và 57%.

    Ô nhiễm kim loại nặng

    Một số kim loại nặng dễ dàng tìm thấy trong các nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng lên xương cá như là chì (Pb), cadimi (Cd) và kẽm (Zn). Hàm lượng cao các chất này trong nước tỉ lệ thuận với tỉ lệ xuất hiện dị tật xương trên tất cả các giai đoạn của cá nuôi. Đặc biệt, cadimi làm rối loạn quá trình hấp thu canxi, do bán kính nguyên tử của ion cadimium xấp xỉ bằng với của ion calcium nên có sự cạnh tranh làm giảm tỉ lệ hấp thu canxi.

    Những tác nhân khác

    Ngoài các tác nhân nêu ra ở trên, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển xương cá như: Dòng chảy, di truyền, kí sinh trùng,... 

    ca điêu hồng giống

    Di truyền cũng là nguyên nhân gây dị tật xương ở cá. Ảnh: Tepbac.

    Điều kiện nuôi nhốt của con người cũng có thể dẫn đến dị tật xương cá như nuôi mật độ quá dày làm cho cá bị chèn ép hoặc do quản lý không tốt gây rò rỉ nguồn điện, làm cá bị giật và sinh ra những dị tật. 

    Việc kiểm soát sự dị tật vẫn còn đang là một bài toán đối với các trại nuôi ở tất cả các giai đoạn. Cá bị thay đổi về cấu trúc xương sẽ dẫn đến các thiệt hại không mong muốn về kinh tế. Việc nghiên cứu và tìm giải pháp cho vấn đề này cần được đẩy mạnh nhằm giúp cho tỉ lệ ương giống và giá trị kinh tế của sản phẩm cá thương phẩm được cải thiện.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Điều kiện lên men acid lactic tối ưu từ mật rỉ đường

    Một trong những nhóm vi khuẩn có lợi được quan tâm nhiều nhất là nhóm vi khuẩn lactic, đây là nhóm vi khuẩn lên men chua đã được con người sử dụng từ rất lâu.
    23/10/2020
    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    5 mô hình nuôi tôm tiên tiến khả thi hiện nay

    Nghề nuôi tôm trên thế giới có nhiều công nghệ nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng khá phổ biến như: Copefloc, công nghệ BioSipec, công nghệ nuôi tôm mới sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên; công nghệ nuôi tôm sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ thực vật lên men; nuôi tôm theo qui trình 3 pha (three-phase) trong ao; nuôi tôm raceway siêu thâm canh nhiều tầng (super-intensive stacked raceway); Biofloc trong nuôi tôm siêu thâm canh; Semi-biofloc trong nuôi tôm thâm canh, ương nuôi tôm siêu thâm canh trong hệ thống nước chảy (raceway); nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính.
    17/08/2020
    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Lá ổi – Cây nhà lá vườn giúp cá giải độc thuốc trừ sâu

    Trong số các chất kích thích miễn dịch được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thảo dược là xu hướng hiện nay vì chúng thân thiện với môi trường, hiệu quả về kinh tế, ít tác dụng phụ nên được dùng trong phòng ngừa và điều trị bệnh cho cá.
    31/07/2020
    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Nghiên cứu chế biến và sử dụng rong mơ làm thức ăn chăn nuôi

    Rong Mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như iod, sắt, coban… rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, ngoài ra rong Mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quý khác.
    27/07/2020
    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Nuôi tôm trong ao nổi: Bước tiến mới trong nghề nuôi tôm

    Thay vì nuôi tôm bằng ao đất, ao đất trải bạt, một số người nuôi tôm ở TX Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi tôm bằng ao nổi xây gạch, đúc bê tông xi măng kiên cố, có trải bạt. Cách nuôi này giúp kiểm soát tốt dịch bệnh tôm, tăng mật độ thả nuôi, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Vi tảo - nguồn protein phù hợp cho bò sữa

    Các nghiên cứu mới đây trên bò sữa đã chứng minh sử dụng vi tảo như một nguồn thức ăn chứa protein không gây ra bất cứ hạn chế sinh học hoặc sinh lý học nào cho bò sữa trong các hệ chăn nuôi quy mô lớn.
    24/07/2020
    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Thu nhập tốt nhờ nuôi bò sinh sản kết hợp bò vỗ béo

    Trong vài năm trở lại đây, bò thịt trở thành vật nuôi mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều bà con tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Bên cạnh nuôi bò sinh sản bán bê con thì người chăn nuôi còn phát triển thêm hình thức nuôi bò vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao.
    24/07/2020
    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    Xuất khẩu tôm 'ngược dòng' mùa dịch

    6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo VASEP.
    24/07/2020
    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật quyết định tỉ lệ sống cá tra bột

    Mật độ và kích cỡ phiêu sinh vật làm thức ăn ban đầu có ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá tra bột.
    23/07/2020
    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Cá giống vào mùa kinh doanh

    Thời điểm này, dù chưa bước vào mùa lũ nhưng sức mua nhiều loại cá giống trên thị trường đã bắt đầu tăng mạnh.
    22/07/2020
    Chống nóng cho gà mùa hè

    Chống nóng cho gà mùa hè

    (Người Chăn Nuôi) - Để đàn gà được khỏe mạnh qua những đợt nắng nóng, người chăn nuôi cần có các biện pháp chống nóng thích hợp ngay từ ban đầu.
    22/07/2020
    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Các phản ứng miễn dịch của tôm thẻ khi nhiệt độ thay đổi đột ngột

    Hệ thống phòng thủ của tôm sẽ có cơ chế tự chữa lành vết thương gây ra khi nhiệt độ môi trường bị thay đổi đột ngột.
    22/07/2020
    Zalo
    Hotline