Quy trình ương nuôi cá trê

logo
EN

Quy trình ương nuôi cá trê
Ngày đăng: 01/08/2022 6140 Lượt xem

    I - CHUẨN BỊ AO ƯƠNG

    Hình 1. Bón vôi và cấp nước vào ao ương

    - Diệt tạp, cải tạo nền đáy, chuẩn ao ương lý tưởng để thả  cá về ao. 
    - Nên gây thức ăn tự nhiên 1-2 ngày trước khi thả giống.
    - Ổn định các chỉ tiêu môi trường: hàm lượng khí NH3 và H2S< 0,01, độ trong 20-30cm, màu nước ương lý tưởng là xanh đọt chuối, sử dụng chế phẩm vi sinh để đạt môi trường lý tưởng trước khi ương. 
    - Cấp đủ 1.0-1.2m nước qua lưới lọc, cấp thêm nước vào ao tùy theo màu nước.
    - Nên thả bột lúc chiều tối hoặc sáng sớm, mật độ thả <1.000con/m2.
    QUY TRÌNH CHUẨN BỊ AO TRƯỚC KHI THẢ BỘT:

    II - QUY TRÌNH CHO ĂN

    - Duy trì và đảm bảo thức ăn tự nhiên cho cá từ ngày 1 tới ngày 12 bằng sản phẩm UV-SỮA BỘT và thức ăn bột mịn (2kg TĂ bột/1.000.000 cá bột).
    - Duy trì và ổn định nguồn nước ao ương bằng chế phẩm sinh học EM-F1.
    QUY TRÌNH CHO ĂN TỪ 1-12 NGÀY TUỔI:

    QUY TRÌNH CHO ĂN TỪ 13 NGÀY TUỔI:
    - Từ 13 ngày tuổi, cá chuyển ăn thức ăn viên 0.3mm công nghiệp, cho ăn từ 5-10% trọng lượng đàn cá dự đoán, cho ăn 2-3 lần/ngày.
    - Bổ sung định kỳ UV-VITALET new, UV-BIOMAX 2-3 lần/tuần, để tăng sức đề kháng cho cá.
    - Tùy vào tình hình sức khỏe cá mà tùy lượng thức ăn, size viên thức ăn cho phù hợp, khuyến cáo kiểm tra trọng lượng cá và chỉnh thức ăn 10 ngày/lần.
    - Sử dụng chế phẩm sinh học
    EM-F1 2 lần/tuần để ổn định môi trường ao nuôi.

    III - MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ TRÊ

    1. BỆNH TREO RÂU - THỐI MỎ

    Hình 2 . Trùng loa kèn trên râu cá trê​

    - Tác nhân chính do trùng bánh xe, trùng loa kèn , trùng quả dưa ký sinh gây ra. 
    - Biểu hiện: Khi bệnh râu, da, mang cá tiết nhiều dịch nhầy, cá bơi theo kiểu đứng. Bị nặng có thể hình thành các vết loét, hoại tử gây mòn râu, thối mỏ.
    - Bệnh thường xảy ra khi cá từ 10 ngày tuổi.
    QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH:

    2. BỆNH XUẤT HUYẾT

    Hình 3. Cá trê bị lở loét - xuất huyết

    - Tác nhân chính là do vi khuẩn Pseudomonas sp và vi khuẩn Aeromonas sp gây ra.
    - Cá có biểu hiện xuất huyết dưới vây, hầu, bị nặng có thể gây hoại tử cơ. Cá bỏ ăn, yếu dần và chết.
    - Bệnh thường xảy ra khi cá từ 15 ngày tuổi, nhất là vào thời điểm giao mùa, ao dơ, nhiều khí độc.
    QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH:

    3. BỆNH TRẮNG GAN

    Hình 4. Cá trê bị trắng gan

    - Do chức năng gan suy giảm, thừa đạm, ao nước dơ, cá sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
    - Bệnh thường xảy ra khi cá từ 20 ngày tuổi. 
    QUY TRÌNH GIẢI ĐỘC VÀ PHỤC HỒI GAN:

    4. BỆNH LỞ LOÉT 

    Hình 5. Cá trê bị lở loét

    - Tác nhân chính do vi nấm Fusarium sp kết hợp với vi khuẩn, ký sinh trùng gây lở loét cho cá.
    - Bệnh thường xảy ra khi cá từ 15 ngày tuổi.
    QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ BỆNH:

    *Lưu ý:  Cho ăn kèm PRAQUANTEL new (1kg cho 10 tấn cá) chung với kháng sinh trong 2 ngày đầu để tăng hiệu quả điều trị.

    IV - TĂNG TRỌNG, VỖ BÉO CÁ CUỐI VỤ 

    - Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng đa, vi lượng vào khẩu phần ăn liên tục 5-7 ngày trước khi xuất bán 1 tuần, giúp cá hấp thu và chuyển hóa tối đa dinh dưỡng (tạo vàng), tăng đề kháng, hạn chế tình trạng đỏ da, hao hụt khi xuất bán.

    *Lưu ý:  Xử lý 1kg UV-BZT 900/1.000m3 nước liên tục 2 ngày để chống sốc, giảm stress cho cá, hạn chế tình trạng đỏ da, hao hụt khi thu hoạch.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Quy trình vi sinh phòng bệnh trên Ếch

    Quy trình vi sinh phòng bệnh trên Ếch

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV -
    27/02/2021
    Quy trình điều trị bệnh đẹn miệng trên Cá Lóc

    Quy trình điều trị bệnh đẹn miệng trên Cá Lóc

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    27/02/2021
    Giải pháp sát trùng trong nuôi cá lồng bè

    Giải pháp sát trùng trong nuôi cá lồng bè

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    27/02/2021
    Giải pháp phòng bệnh trên Cá Sặc giai đoạn lá me

    Giải pháp phòng bệnh trên Cá Sặc giai đoạn lá me

    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    27/02/2021
     Quy trình xử lý bệnh xuất huyết, tuột vảy, lở loét trên Cá Chẽm
    25/02/2021
    Ứng dụng vi sinh trong nuôi Cá Chẽm thương phẩm

    Ứng dụng vi sinh trong nuôi Cá Chẽm thương phẩm

    -Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    19/02/2021
    Quy trình phòng & trị một số bệnh trên Ếch V1.0

    Quy trình phòng & trị một số bệnh trên Ếch V1.0

    -Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty UV-
    10/06/2020
    Biện pháp phòng & trị bệnh đen mình - đục mắt trên Cá Rô
    02/05/2020
    Zalo
    Hotline