Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

logo
EN

Tác động của Lipid đến chức năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ
Ngày đăng: 15/09/2020 13888 Lượt xem

    Cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ.

    Hàm lượng lipid ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch ruột của cá trắm cỏ

    Cá trắm cỏ tên khoa học là Ctenopharyngodon idella là một loài cá thuộc họ Cá chép (Cyprinidae). Cá Trắm cỏ là một trong những loài cá truyền thống có giá trị kinh tế cao, là loại cá có thịt ngon, thơm và giàu dinh dưỡng nên rất được ưa chuộng trên thị trường.

    Cá trắm cỏ là loài rất dễ nuôi, có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, cá tự nhiên có trọng lượng lớn có thể dài tới 1,5 mét, nặng 45 kg và sống tới 21 năm. Hiện nay, cá Trắm cỏ đang được người dân chọn làm đối tượng nuôi chính trong các ao hồ đặc biệt là ruộng lúa.

    Nghiên cứu hiện tại tiến hành đánh giá mức lipid thấp hoặc dư thừa làm giảm khả năng kháng viêm ruột thông qua việc làm suy giảm chức năng hàng rào vật lý và miễn dịch đường ruột của cá trắm cỏ  bị nhiễm bởi vi khuẩn Aeromonas hydrophila trong hơn 2 tuần.

    Hàng rào ruột đóng một vai trò quan trọng bằng cách ngăn chặn vi khuẩn không gian vào cơ thể thông qua việc sản xuất chất nhầy tiết ra và được củng cố bằng cách sản xuất IgA (sIgA) và peptide kháng khuẩn và protein. Tuy nhiên, rối loạn cân bằng nội môi có thể dẫn đến tăng tín hiệu viêm, tăng tính thấm biểu mô và rối loạn sinh lý của cơ thể.

    Nghiên cứu ứng dụng lipid trên cá trắm cỏ

    Tổng cộng có 540 con cá trắm cỏ với trọng lượng ban đầu trung bình 261,41 ± 0,53 g được cho ăn chế độ ăn có sáu mức lipid 5.9, 21.4, 36.0, 50.2, 66.6 và 80.1 g / kg trong 8 tuần. Sau đó, một thử nghiệm thử thách đã được tiến hành bằng cách tiêm Aeromonas hydrophila và theo dõi tỉ lệ chết trong vòng 2 tuần.

    Kết quả 

    Kết quả cho thấy so mức lipid thấp hoặc vượt mức làm suy giảm chức năng hàng rào miễn dịch của cá thông qua giảm các kháng thể, giảm nồng độ mRNA của interleukin 4 / 13A, IL-4, IL-6, IL-10 là những cytokin đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, giảm khả năng kháng viêm TGF-β1 (TGF-β là 1 trong những yếu tố chính can thiệp vào quá trình điều hòa miễn dịch của ruột; nó được sản xuất bởi một lượng lớn các tế bào ở niêm mạc ruột, gồm các tế bào biểu mô của ruột, các tế bào lympho và các tế bào đơn nhân/đại thực bào).

    Cơ chế kích hoạt tổng hợp protein được thực hiện thông qua quá trình phosphoryl hóa protein p70S6 kinase (S6K1) sẻ giảm khi bổ sung hàm lượng lipid thấp hoặc vượt mức tối ưu, đồng thời tăng khả năng hoại tử, hình thành nhiều u hạt khi cảm nhiễm với vi khuẩn  Aeromonas hydrophila.

    Ngoài ra, mức độ lipid thấp hoặc dư thừa cũng làm giảm chức năng hàng rào vật lý của cá trắm thông qua việc điều chỉnh giảm mức độ mRNA của protein (ZO-1), ZO-2b, giảm tế bào lympho-2 và điều chỉnh tăng mức độ mRNA và giảm khả năng chống oxy hóa thông qua các phân tử tín hiệu liên kết với protein.

    Dựa trên phân tích hồi quy bậc hai cho khả năng kháng viêm ruột, hàm lượng lipid lần lượt là 54,5, 49,91 và 47,83 g lipid / kg là tối ưu cho sự phát triển của cá trắm cỏ, giúp cá tăng cường miễn dịch và kháng lại mầm bệnh điển hình sự ảnh hưởng của bệnh ở nghiệm thức 50.2 đạt giá trị thấp nhất, đồng thời lượng lipid quá thấp 5.9 g/kg và nghiệm thức bổ sung 80.1 g/kg lipid bị ảnh hưởng bởi bệnh do vi khuẩn  Aeromonas hydrophila gây ra là nhiều nhất.

    Nguồn Tép Bạc

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Đồng Tháp: Giá ếch giống, giá ếch thịt rủ nhau tăng, thương lái lặn lội vào tận vèo thu mua

    Khoảng 3 tuần trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, giá ếch thịt được thương lái đến tận vèo thu mua ở mức 29.000 - 30.000 đồng/kg, cao hơn tháng trước khoảng 7.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá ếch giống dao động từ 300 - 400 đồng/con, tăng khoảng 150 - 200 đồng/con so với tháng trước.
    10/06/2020
    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Phòng trị chủng vi khuẩn Edwardsiella

    Đối tượng nhiễm bệnh: Hầu hết các loài cá nước ngọt, thường gặp nhất ở các loài cá da trơn như cá lăng, cá nheo, cá trê. Cá lớn thường dễ mẫn cảm với bệnh hơn.
    15/12/2018
    Zalo
    Hotline