Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

logo
EN

Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá
Ngày đăng: 30/06/2020 17399 Lượt xem

    nuôi ếch Thái Lan

    Mô hình nuôi ếch Thái Lan ở An Giang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.

    Trên cơ sở xác định được tính hiệu quả của mô hình, địa phương đang xúc tiến thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan, nhằm kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa nông dân với nhau và hướng đến tìm kiếm “đầu ra” ổn định hơn cho sản phẩm.

    Nghề nuôi ếch Thái Lan được người dân xã Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm trước tại địa phương. Tuy nhiên, lúc đầu mô hình này không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do nông dân chưa chủ động được nguồn cung con giống và chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi. Chất lượng và hiệu quả của mô hình không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, đời sống gặp nhiều khó khăn.

    Nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt thoạt nhìn rất dễ thực hiện, nhưng khi tiến hành nuôi thì không hề đơn giản, bởi trong quá trình chăn nuôi đòi hỏi người nuôi phải chú ý nhiều về kỹ thuật như: việc cho ếch ăn đủ liều lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường nước và phải thường xuyên quan sát bể nuôi, nhằm sớm phát hiện ếch bệnh để có những biện pháp phòng trị kịp thời, có như vậy chăn nuôi mới mang lại hiệu quả.

    Khó khăn của mô hình sản xuất là vậy, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của ngành chuyên môn giúp mô hình ngày càng phát triển, như: kịp thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân, từ đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan tại địa phương có bước khởi sắc đáng kể, nông dân thu được lợi nhuận nhiều hơn. Với 24 bể nuôi ếch Thái Lan, trong đó có 8 bể nuôi ếch thương phẩm, với số lượng khoảng 3.000 con/bể, còn lại 16 bể nuôi ếch sinh sản, hộ anh Trần Văn Giang (ấp Khánh Phát, xã Khánh Hòa) là nơi có diện tích nuôi ếch Thái Lan khá lớn tại địa phương.

    Anh Giang không chỉ thành công về việc nuôi ếch thương phẩm, mà còn có thể tự chủ trong việc tạo ra con giống. Từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong các bể nuôi ếch của anh Giang có từ 18.000-20.000 con ếch, mỗi đợt thu hoạch từ 7-8 tấn ếch thịt, sau khi trừ chi phí, anh Giang thu lãi khoảng 8 triệu đồng/bể.

    Anh Giang cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi bò, sau đó biết đến mô hình nuôi ếch, qua tìm hiểu tôi nhận thấy nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao nên tôi quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Ban đầu, tôi mua ếch từ tỉnh Đồng Tháp về để ép con giống, khoảng 20 ngày bắt đầu cho ếch con lên bồn, nuôi từ 3-3,5 tháng là ếch thu hoạch được”.

    Theo kinh nghiệm của anh Giang, muốn nuôi ếch Thái Lan đạt năng suất cao thì ếch giống khi thả nuôi phải cùng kích cỡ với nhau, không được nuôi ếch lớn và ếch nhỏ trong cùng một bể, vì nếu như vậy thì ếch sẽ ăn thịt lẫn nhau, gây hao hụt con giống và ếch thương phẩm sau này. Hàng ngày, phải cho ếch ăn 3 lần và thay nước đều đặn.

    Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải chú ý quan sát, thường xuyên theo dõi môi trường nuôi để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các bệnh thường phát sinh trên ếch, như: đường ruột, ký sinh trên da, mù mắt… ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

    Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như sắp xếp công việc để tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do ngành chuyên môn tổ chức; đồng thời tranh thủ những lúc rảnh rỗi tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo đã mang đến cho gia đình anh Giang những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăn nuôi.

    Trên địa bàn xã Khánh Hòa hiện có trên 30 hộ chăn nuôi ếch Thái Lan. Nhận thấy mô hình nuôi ếch Thái Lan mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho người dân nên UBND xã Khánh Hòa và Hội Nông dân xã đã tiến hành thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan.

    Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Việc thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan không chỉ tạo điều kiện để các hộ nuôi ếch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm mà còn là nơi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Ngoài ra, thông qua tổ hội nuôi ếch còn giúp vận động người dân mở rộng diện tích chăn nuôi ếch Thái Lan trong thời gian tới”.

    Nguồn Báo An Giang

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Khô cải Carinata: Nguồn protein bền vững mới

    Với nguồn cung bền vững, khô cải carinata được coi là một nguồn protein mới để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
    17/02/2021
    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Phòng trị bệnh nhiễm khuẩn E. Coli ở vịt

    Bệnh E.Coli trên vịt là bệnh truyền nhiễm do một nhóm vi khuẩn E.Coli độc lực cao gây ra. Bệnh xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 60%, những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và sử dụng thức ăn kém.
    05/02/2021
    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

    Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
    03/02/2021
    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Gỡ khó cho thủy sản xuất khẩu sang Campuchia

    Mới đây, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn (cá tra, trê, bớp và cá lóc) từ các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.
    01/02/2021
    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Giải đáp nguyên nhân vì sao tôm càng xanh bị tuột size nhanh chóng?

    Có nhiều mối nghi ngờ về nguyên nhân làm tôm càng xanh chậm lớn, còi cọc. Vậy nguyên nhân thật sự là gì? Virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay thậm chí là thuốc kháng sinh?
    28/01/2021
    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    5 sự kiện nổi bật của ngành thủy sản Việt Nam năm 2020

    Nhìn lại năm 2020, Bản tin Thương mại Thủy sản xin được điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất của ngành thủy sản trong năm qua.
    26/01/2021
    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Lên men cám gạo kết hợp vi sinh để lấn át hại khuẩn

    Ảnh hưởng của hỗn hợp cám gạo lên men và các loài vi sinh đến vi sinh đường ruột của tôm thẻ chân trắng.
    25/01/2021
    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Biện pháp chống rét cho vật nuôi

    Mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ xuống thấp làm gia súc, gia cầm mất năng lượng, gây chậm sinh trưởng. Đặc biệt những ngày rét đậm, rét hại kéo dài dễ dẫn đến đàn vật nuôi bị đói, rét làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao
    14/01/2021
    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Tại sao chúng ta lại bận tâm về thuốc kháng sinh?

    Vấn đề dư lượng kháng sinh, kháng kháng sinh trong nuôi tôm luôn là vấn đề lớn, nhưng tại sao?
    12/01/2021
    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Kỳ vọng bứt phá tôm Việt

    Mặc dù vừa ứng phó dịch bệnh COVID-19, vừa ứng phó với biến động nguồn nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam đã nỗ lực đưa kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD.
    08/01/2021
    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Cúc mui chống lại sán lá đơn chủ trên cá

    Sử dụng chiết xuất lá cúc mui trong chế độ ăn uống sẽ kích thích sức đề kháng của cá rô phi đối với lây nhiễm của ký sinh trùng sán lá đơn chủ.
    08/01/2021
    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến đa dạng thành phần loài cá

    Sinh vật ngoại lai xâm hại đến đa dạng sinh học, là nguyên nhân lớn dẫn đến suy thoái nghiêm trọng ở hệ sinh thái nước ngọt.
    29/12/2020
    Zalo
    Hotline