Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá

logo
EN

Thu 1 lần 7 – 8 tấn ếch, tiền về túi kha khá
Ngày đăng: 30/06/2020 17386 Lượt xem

    nuôi ếch Thái Lan

    Mô hình nuôi ếch Thái Lan ở An Giang mang lại hiệu quả kinh tế khả quan

    Thời gian gần đây, mô hình nuôi ếch Thái Lan trên địa bàn xã Khánh Hòa (Châu Phú, An Giang) đã và đang mang đến những tín hiệu khả quan, đời sống nông dân từng bước được cải thiện thông qua mô hình chăn nuôi này.

    Trên cơ sở xác định được tính hiệu quả của mô hình, địa phương đang xúc tiến thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan, nhằm kịp thời hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức các lớp tập huấn nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa nông dân với nhau và hướng đến tìm kiếm “đầu ra” ổn định hơn cho sản phẩm.

    Nghề nuôi ếch Thái Lan được người dân xã Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm trước tại địa phương. Tuy nhiên, lúc đầu mô hình này không mang lại hiệu quả kinh tế cao, do nông dân chưa chủ động được nguồn cung con giống và chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi. Chất lượng và hiệu quả của mô hình không cao, dẫn đến nguồn thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, đời sống gặp nhiều khó khăn.

    Nuôi ếch Thái Lan trong bể bạt thoạt nhìn rất dễ thực hiện, nhưng khi tiến hành nuôi thì không hề đơn giản, bởi trong quá trình chăn nuôi đòi hỏi người nuôi phải chú ý nhiều về kỹ thuật như: việc cho ếch ăn đủ liều lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường nước và phải thường xuyên quan sát bể nuôi, nhằm sớm phát hiện ếch bệnh để có những biện pháp phòng trị kịp thời, có như vậy chăn nuôi mới mang lại hiệu quả.

    Khó khăn của mô hình sản xuất là vậy, nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của ngành chuyên môn giúp mô hình ngày càng phát triển, như: kịp thời tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho người nông dân, từ đó, mô hình nuôi ếch Thái Lan tại địa phương có bước khởi sắc đáng kể, nông dân thu được lợi nhuận nhiều hơn. Với 24 bể nuôi ếch Thái Lan, trong đó có 8 bể nuôi ếch thương phẩm, với số lượng khoảng 3.000 con/bể, còn lại 16 bể nuôi ếch sinh sản, hộ anh Trần Văn Giang (ấp Khánh Phát, xã Khánh Hòa) là nơi có diện tích nuôi ếch Thái Lan khá lớn tại địa phương.

    Anh Giang không chỉ thành công về việc nuôi ếch thương phẩm, mà còn có thể tự chủ trong việc tạo ra con giống. Từ vài trăm con ếch giống ban đầu, đến nay trong các bể nuôi ếch của anh Giang có từ 18.000-20.000 con ếch, mỗi đợt thu hoạch từ 7-8 tấn ếch thịt, sau khi trừ chi phí, anh Giang thu lãi khoảng 8 triệu đồng/bể.

    Anh Giang cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chăn nuôi bò, sau đó biết đến mô hình nuôi ếch, qua tìm hiểu tôi nhận thấy nuôi ếch có chi phí thấp, thời gian nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế mang lại tương đối cao nên tôi quyết định chuyển sang mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể lót bạt. Ban đầu, tôi mua ếch từ tỉnh Đồng Tháp về để ép con giống, khoảng 20 ngày bắt đầu cho ếch con lên bồn, nuôi từ 3-3,5 tháng là ếch thu hoạch được”.

    Theo kinh nghiệm của anh Giang, muốn nuôi ếch Thái Lan đạt năng suất cao thì ếch giống khi thả nuôi phải cùng kích cỡ với nhau, không được nuôi ếch lớn và ếch nhỏ trong cùng một bể, vì nếu như vậy thì ếch sẽ ăn thịt lẫn nhau, gây hao hụt con giống và ếch thương phẩm sau này. Hàng ngày, phải cho ếch ăn 3 lần và thay nước đều đặn.

    Bên cạnh đó, người chăn nuôi phải chú ý quan sát, thường xuyên theo dõi môi trường nuôi để kịp thời phát hiện và có biện pháp ngăn chặn các bệnh thường phát sinh trên ếch, như: đường ruột, ký sinh trên da, mù mắt… ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng.

    Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, cũng như sắp xếp công việc để tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do ngành chuyên môn tổ chức; đồng thời tranh thủ những lúc rảnh rỗi tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo đã mang đến cho gia đình anh Giang những kinh nghiệm quý báu trong quá trình chăn nuôi.

    Trên địa bàn xã Khánh Hòa hiện có trên 30 hộ chăn nuôi ếch Thái Lan. Nhận thấy mô hình nuôi ếch Thái Lan mang lại hiệu quả kinh tế khả quan cho người dân nên UBND xã Khánh Hòa và Hội Nông dân xã đã tiến hành thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan.

    Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hòa Nguyễn Thanh Bình cho biết: “Việc thành lập Tổ hội nuôi ếch Thái Lan không chỉ tạo điều kiện để các hộ nuôi ếch trao đổi, học hỏi kinh nghiệm mà còn là nơi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Ngoài ra, thông qua tổ hội nuôi ếch còn giúp vận động người dân mở rộng diện tích chăn nuôi ếch Thái Lan trong thời gian tới”.

    Nguồn Báo An Giang

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Axit amin trong chăn nuôi gia cầm

    Trong chăn nuôi gia cầm, nhu cầu protein chính là nhu cầu các axit amin, vì thế việc sử dụng hiệu quả protein chính là cân bằng tối ưu nhu cầu các axit amin. Bổ sung các axit amin đúng cách là giải pháp quan trọng để cân bằng tối ưu các axit amin trong khẩu phần ăn nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi.
    11/03/2021
    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Chiết xuất cam, quýt cải thiện sức khỏe đường ruột của heo con

    Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của chiết xuất cam, quýt thay thế cho kháng sinh trong chế độ ăn của heo con. Kết quả chỉ ra rằng, chiết xuất cam, quýt làm tăng nồng độ axit amin thiết yếu trong huyết tương, cải thiện hình thái đường ruột và hoạt động của enzyme tiêu hóa.
    10/03/2021
    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Cách nào giúp cá tra duy trì đà xuất khẩu tăng?

    Sau chuỗi ngày sụt giảm liên tiếp vì dịch bệnh, gần đây xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tăng trưởng dương trở lại. Tuy vậy chặng đường phía trước của con cá tra vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết. Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.
    09/03/2021
    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Kì vọng nuôi tôm nước lợ năm 2021

    Ngành nuôi trồng thủy sản nói chung cũng như những người nuôi tôm nói riêng đã và đang kì vọng vào vụ tôm năm 2021 đạt về năng suất lẫn chất lượng.
    09/03/2021
    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Phương pháp ủ rơm khô bằng urê

    Ủ rơm với urê (kiềm hóa rơm) là phương pháp rất đơn giản, dễ làm, phù hợp với trình độ của người dân; Giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng, khắc phục một phần tình trạng thiếu thức ăn cho trâu, bò trong vụ Đông - Xuân và những ngày giá rét kéo dài
    03/03/2021
    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bò sữa

    Công nghệ cấy truyền phôi đã được ứng dụng và phát triển ở nước ta giúp tạo nên những bước tiến lớn trong sản xuất giống bò sữa. Không những cải tạo đàn bò ở Việt Nam về số lượng mà còn cả năng suất và chất lượng
    02/03/2021
    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Yêu cầu chuồng trại cho bò sữa

    Xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật không chỉ thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc mà còn giúp đảm bảo sức khỏe bò sữa, tăng chất lượng sữa.
    01/03/2021
    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Nhu cầu tiêu thụ thủy sản được dự báo sẽ hồi phục mạnh mẽ

    Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ giảm dần và sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
    27/02/2021
    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Công nghệ thụ tinh nhân tạo cho gà

    Thụ tinh nhân tạo đang là phương pháp được nhiều nông hộ chăn nuôi gà trên cả nước áp dụng. Công nghệ thụ tinh nhân tạo giúp giảm chi phí chăn nuôi tới 7%, giảm số trống sử dụng từ 8 - 10 lần. Không những thế còn tăng tỷ lệ phôi và tỷ lệ nở của trứng gà hơn 20%.
    26/02/2021
    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Ra vườn hái 4 loại cây cỏ phòng trị bệnh cho cá nước ngọt

    Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong việc điều trị bệnh trên động vật thuỷ sản ngày càng trở nên phức tạp đã dẫn đến sự xuất hiện của xu hướng sử dụng thảo dược trong việc điều trị bệnh cho thuỷ sản ngày càng cao nhằm mục đích giải quyết tình trạng kháng thuốc, vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ cho con người mà các hệ thống nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phải đối mặt.
    26/02/2021
    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Bổ sung vitamin E và vitamin C trên tôm thẻ

    Một nghiên cứu mới đây của Hajar Ebadi và cộng sự 2020 đã cho thấy tác động tương tác của lipid trong khẩu phần ăn đến vitamin E và vitamin C khi bổ sung vào chế độ ăn để của tôm thẻ chân trắng.
    26/02/2021
    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Triển vọng ngành chăn nuôi 2021

    Trải qua một năm 2020 nhiều biến động, thị trường các sản phẩm protein toàn cầu năm 2021 có nguy cơ đối mặt nhiều rủi ro tiềm ẩn nhưng cũng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
    22/02/2021
    Zalo
    Hotline