Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của vi sinh xử lý môi trường ao nuôi thủy sản

logo
EN

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của vi sinh xử lý môi trường ao nuôi thủy sản
Ngày đăng: 27/04/2021 6730 Lượt xem

               Là một nhân viên kỹ thuật, không ít lần chúng ta có trải nghiệm sử dụng các chế phẩm sinh học cho mục đích xử lý môi trường: khí độc, chất thải, ô nhiễm môi trường, hay hạn chế sự phát triển của tảo... nhưng hiệu quả mang lại không cao. Những hoài nghi và nhiều nghi vấn sẽ được đặt ra về các nguyên nhân ( bên trong – đặc tính sản phẩm, bên ngoài – các điều kiện môi trường) ảnh hưởng đến hiệu quả của sản phẩm. 
               Bỏ qua khía cạnh về đặc tính và chất lượng sản phẩm thì các yếu tố quan trọng: các nhân tố bất lợi cho sự phát triển của vi sinh cần được loại bỏ hoặc giảm thiểu, xác lập mật độ của quần thể vi sinh ưu thế, nhịp xử lý để duy trì mật độ, vai trò của oxy hòa tan, sự hiểu biết cùng với sự hợp tác của người nuôi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của liệu pháp sử dụng vi sinh trong xử lý môi trường thủy sản.

    1.   CÁC NHÂN TỐ BẤT LỢI CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH

              Cần được loại bỏ hoặc giảm thiểu là: Dư lượng các hóa chất độc hại qua nhiều vụ, kim loại nặng, kháng sinh tồn lưu, độc chất hữu cơ, độc tố tảo, thuốc trừ sâu... 

              + Ao nuôi qua nhiều năm thường tích lũy nhiều hóa chất diệt khuẩn, sát trùng, kim loại nặng và độc chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng lớn đến chế phẩm nếu chưa được giảm thiểu tối đa. 
              + Các kim loại nặng hay thuốc trừ sâu (bảo vệ thực vật) do nguồn nước cấp, hay do phèn ( Fe, Al) hay phèn tiềm tàng từ đặc tính ao ảnh hưởng đến sự phát triển của các vi sinh có lợi bổ sung vào. 
              + Ngoài ra sự tích lũy dư lượng kháng sinh do cho ăn hay xử lý từ các vụ trước hay trong quá trình nuôi là nguy hại đến chế phẩm vi sinh nếu không được loại bỏ hoặc hạn chế. 
              + Các chất diệt khuẩn, sát trùng nên hạn chế trước và sau khi xử lý vi sinh ít nhất 48h (do có thể tồn lưu dư lượng) ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm vi sinh hữu ích. 
              + Than hoạt tính, Zeolite, yucca, EDTA, diatomic ... thay nước kết hợp giúp giảm thiểu hay loại bỏ các nhân tố bất lợi.

    2.   XÁC LẬP MẬT ĐỘ VÀ NHỊP XỬ LÝ CỦA QUẦN THỂ VI SINH CÓ LỢI  

             Xác lập mật độ và nhịp xử lý, duy trì mật độ ưu thế của quần thể vi sinh có lợi là rất quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của hệ vi sinh hữu ích này trong ao nuôi. 

    Pha tăng trưởng của quần thể vi sinh có lợi trong ao
             Hệ sinh thái vi sinh trong ao nuôi sẽ diễn tiến theo điều kiện tự nhiên và con người tác động ( nguồn dinh dưỡng đầu vào). 
             Việc bổ sung vi sinh có lợi ngay từ ban đầu để xác lập quẩn thể tiên phong và ưu thế rất quan trọng đối với ao mới thả nuôi. Bên cạnh đó, nhịp xử lý và việc duy trì mật độ là rất cần thiết cho sự phát triển của vi sinh hữu ích, phân giải chất hữu cơ, ổn định môi trường ao nuôi và lấn áp các quần thể vi sinh khác. 
             Do nguồn dinh dưỡng đầu vào (thức ăn và chất thải) sẽ gia tăng theo quá trình phát triển của tôm cá, vì vậy hệ vi sinh nhóm phân giải hữu cơ, nhóm dị dưỡng, nhóm xử lý các khí độc cần được bổ sung tăng cường để duy trì sự cân bằng (có lợi và có hại), duy trì sức tải ao và ổn định môi trường nước. 
             Sử dụng liều ban đầu gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với khuyến cáo và nhịp đánh gần lại (đánh liều kế tiếp) giúp vi sinh có mật độ đủ về số lượng để phát triển và lấn át các quần thể vi sinh vật đã chiếm đóng từ trước.

    3.  VAI TRÒ CỦA OXY

             Vai trò của oxy là nhân tố giới hạn và điều chỉnh hệ vi sinh vật trong ao nuôi. 
             Chỉ số oxy hòa tan ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của tôm cá, vi sinh vật và hệ tảo. Oxy hòa tan càng tốt thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí diễn ra nhanh hơn so với yếm khí.
             Phân hủy hiếu khí sản sinh ra ít chất độc trung gian và khí độc hơn yếm khí. 

    Hàm lượng oxy hòa tan phân bổ trong ao nuôi 
             Tầng nước trên mặt có nhiều oxy hơn do hệ tảo quang hợp vào ban ngày cộng với sự khuếch tán của không khí sẽ phù hợp với nhóm vi sinh vật hiếu khí, hay hiếu khí không bắt buộc. 
             Tầng đáy hoặc các góc tù trong ao sẽ nghèo oxy hoặc không có oxy sẽ là nơi cho nhóm vi sinh yếm khí phát triển. 
             Sự luân chuyển nước, đối lưu, xáo động do quạt nước, thay nước...hay vận động của tôm cá giúp oxy hòa tan tiếp cận các nơi nghèo oxy giúp thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy hiếu khí. 
             Vì vậy việc duy trì hệ tảo phát triển vừa phải, thay nước hợp lý, quản lý thức ăn khoa học và quạt nước giúp tăng oxy hòa tan là rất cần thiết cho hệ vi sinh vật hữu ích để duy trì và ổn định chất lượng nước.

    Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm cá

    4.  SỰ HIỂU BIẾT CÙNG VỚI SỰ HỢP TÁC CỦA NGƯỜI NUÔI 

    Sự hiểu biết cùng với sự hợp tác của người nuôi là cần thiết đối với quá trình xử lý vi sinh. 
    + Đặc tính, công dụng và cách dùng của sản phẩm cần được truyền thông rõ đến người sử dụng. 
    + Mối quan hệ, tính hợp tác giữa người sử dụng sản phẩm và nhân viên hỗ trợ kỹ thuật góp phần mang đến hiệu quả cho quy trình vi sinh và liệu pháp xử lý định kỳ hay sử dụng vi sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường ( khí độc, tảo tàn, chất thải...).
             Tóm lại, ngoài việc nắm rõ đặc tính sản phẩm, để gia tăng hiệu quả sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường thì vấn đề truyền thông sản phẩm và tạo mối quan hệ khăng khít với người sử dụng sản phẩm là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật cần nắm rõ:
         + Các nhân tố gây bất lợi cho vi sinh phát triển.
         + Vai trò của oxy hòa tan cũng như xác lập mật độ và nhịp xử lý.
         + Duy trì mật độ ưu thế của quần thể vi sinh có lợi .
    => Các yếu tố góp phần lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học. 
    - Phòng hỗ trợ kỹ thuật Công ty Cổ phần UV -

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/05/2019
    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus  gây bệnh trên cá nước ngọt

    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus gây bệnh trên cá nước ngọt

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    03/05/2019
    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    02/05/2019
    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    TS.Nguyễn Thị Xuân Hồng, TS.Trương Thị Hoa, TS.Nguyễn Thị Huế Linh, PGS.TS.Ngô Hữu Toàn -Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 102 Phùng Hưng, Thành phố Huế
    06/04/2020
    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn NTTS, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
    05/06/2019
    Sử  Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Sử Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/06/2019
    Sử Dụng Chlorine Trong Xử Lý Nước

    Sử Dụng Chlorine Trong Xử Lý Nước

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản, ĐH Cần Thơ
    03/05/2019
    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon)  Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    Hệ Vi Khuẩn Đường Ruột Của Tôm Sú (Penaeus monodon) Và Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    01/05/2019
    Khả Năng Truyền Bệnh Giữa Tôm Thẻ Chân Trắng Và Tôm Sú

    Khả Năng Truyền Bệnh Giữa Tôm Thẻ Chân Trắng Và Tôm Sú

    TS. Bùi Thị Bích Hằng - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    04/06/2019
    THỰC HIỆN AN TOÀN SINH HỌC Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO

    THỰC HIỆN AN TOÀN SINH HỌC Ở TRẠI CHĂN NUÔI HEO

    Chương trình an toàn sinh học (ATSH) là các quy trình quản lý ở trại/hộ chăn nuôi (gọi chung là trại); được thiết kế để ngăn chặn lan truyền bệnh từ thú bệnh sang thú khoẻ, tránh gây hại cho con người và hệ sinh thái
    31/05/2019
    BKC – Chất Khử Trùng Hiệu Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    BKC – Chất Khử Trùng Hiệu Quả Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ
    04/05/2019
    Vai trò của vi khuẩn Bacillus sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

    Vai trò của vi khuẩn Bacillus sp. trong xử lý bùn đáy ao nuôi tôm

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    16/04/2019
    Zalo
    Hotline