Cơ Chế Khử Trùng Của Các Hợp Chất Chứa Chlorine

logo
EN

Cơ Chế Khử Trùng Của Các Hợp Chất Chứa Chlorine
Ngày đăng: 03/05/2019 17760 Lượt xem

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Trưởng Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ.

    Trong nuôi trồng thủy sản, các hợp chất khử trùng có chứa nguyên tố chlorine (Cl) được sử dụng để khử trùng nguồn nước đầu vụ nuôi hoặc dùng để diệt khuẩn định kỳ trong quá trình nuôi. Các hợp chất thường được sử dụng bao gồm: Hypochlorite Natri (NaOCl), Hypochlorite Canxi (Ca(OCl)2), Trichlorocyanuric axít hay còn được gọi tắt là TCCA (C3N3O3Cl3), Chloramine B (C6H5SO2NClNa) và Chloramine T (C7H7SO2NClNa).

    Phản ứng sinh hoạt chất khử trùng

    Các chất khử trùng có chứa nguyên tố Cl khi hòa tan vào trong nước sẽ sinh ra hoạt chất oxy hóa mạnh, ion hypochlorite (OCl-) và acid hypochlorous (HOCl) gây bất hoạt vi sinh vật. Các phản ứng sinh ra hoạt chất như sau:

    Phản ứng của hypochlorite: 

                NaOCl®Na++ OCl-

                Ca(OCl)2®Ca2++ 2OCl-

    Các hợp chất chứa chlorine vô cơ (hypochlorite) thường có tác dụng nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn do phản ứng sinh hoạt chất xảy ra nhanh và dễ bị quang phân.

    Phản ứng của chloramine:

                R-NClNa®R-NCl-+ Na+                  (Gốc R: C6H5SO2hay C7H7SO2)

                R-NCl-+ H+®R-NHCl

    2R-NHCl ®R-NH2+ R-NCl2

    R-NHCl + H2O ®R-NH2+ HOCl

    R-NCl2+ H2O ®R-NHCl + HOCl

    Phản ứng của TCCA:

                C3N3O3Cl3+ 3H2O ®C3H3N3O3+ 3HOCl

    Các hợp chất chlorine hữu cơ (TCCA, chloramine) phản ứng sinh hoạt chất xảy ra chậm nên tác dụng khử trùng chậm nhưng kéo dài, đặc biệt TCCA có tác dụng kéo dài do axít cyanuric (C3H3N3O3) sinh ra sau phản ứng có khả năng hấp thụ ánh sáng (tia UV-VIS) nên làm giảm sự quang phân.

    Cơ chế tác động gây bất hoạt vi sinh vật

    HOCl và OCl-thường được gọi là chlorine tự do, chúng tác động mạnh (phản ứng) đến một vài bộ phận trong tế bào của vi sinh vật. HOCl có tác dụng khử trùng tốt hơn OCl-vì HOCl không tích điện nên dễ dàng thấm qua vách và màng tế bào của vi sinh vật. HOCl tác động đến vi sinh vật thông qua các phản ứng oxy hóa (oxidation), thủy phân (hydrolysis) và khử amin (deamination). Cơ chế phản ứng của HOCl bao gồm liên kết với protein tạo nên các hợp chất N-chloro, liên kết với gốc SH (sulfhydryl) của protein và oxy hóa a-amino axít thành nitrile (R-CºN) và aldehyde (R-CHO). 

    Khi thấm vào tế bào, đầu tiên HOCl gây tổn thương vật lý cho vách và màng tế bào của vi sinh vật. Bên trong tế bào chất, HOCl tác động lên ty thể gây phá hủy enzyme cytochrome xúc tác phản ứng oxy hóa khử, các emzyme này có vai trò quan trọng trong hoạt động hô hấp của tế bào. Kết quả của quá trình phá hủy cytochrome gây nên sự sụt giảm lượng glucose và ATP bên trong tế bào chất. Ngoài ra, HOCl còn gây rối loạn quá trình trao đổi chất và tổng hợp protein. 

    Phản ứng của HOCl bên trong tế bào sinh ra gốc ·OH (hydroxyl radical) có tính oxy hóa mạnh làm biến đổi purine và pyrimidine gây tác động đến vật chất di truyền (AND) của vi sinh vật.

    Ion OCl-thường có tác dụng khử trùng rất thấp do chúng khó thấm qua vách hoặc màng tế bào vi sinh vật. Màng kép của tế bào vi sinh vật (phospholipid bilayer) được cấu trúc từ phospholipid có chứa phosphatidylserine và phosphstidylinositol tích điện âm. Vách tế bào vi khuẩn gram (+) được cấp tạo từ peptidoglycan có chứa axít teichoic (gồm glycerolphosphate và ribitalphosphate) tích điện âm, trong khi đó màng ngoài của vi khuẩn gram (-) có chứa lipopolysaccharide tích điện âm cao. Ion OCl-cũng tích điện âm nên không thể đi qua các lớp vật chất tích điện âm của vách và màng tế bào vi sinh vật.   

    Hình 1: Cơ chế tác động gây bất hoạt vi sinh vật

    Sử dụng các hợp chất khử trùng có chứa nguyên tố Cl

    Trong nước, OCl-và HOCl sẽ chuyển hóa cho nhau tùy theo giá trị pH của môi trường nước. Sự chuyển hóa được mô tả qua phản ứng sau:

                HOCl ÛH++ OCl-

    Trong môi trường pH thấp (nồng độ H+cao) thì tỉ lệ HOCl cao dẫn đến hiệu quả khử trùng cao. Ngược lại, trong môi trường pH cao thì tỉ lệ ino OCl-cao dẫn đến hiệu quả khử trùng thấp. Khi pH<5 thì HOCl đạt tỉ lệ 100% (OCl-là 0%), lúc này hiệu quả khử trùng là cao nhất. Khi pH=7,48 thì tỉ lệ HOCl là 50% và OCl-là 50%, lúc này hiệu quả khử trùng giảm một nửa. Khi pH>10 thì tỉ lệ OCl- là 100%, lúc này các hợp chất chứa Cl không còn hiệu quả khử trùng. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn thì không dùng các hợp chất khử trùng có chứa Cl khi pH>7,5.

    Ngoài ra, cần lưu ý rằng không được sử dụng các hợp chất khử trùng có chứa Cl khi môi trường nước dơ bẩn (chứa nhiều NH3và CH4) vì HOCl sẽ phản ứng với NHhoặc CHsinh ra độc tố Chloramine và Trihalomethan gây độc cho môi trường sống của sinh vật và con người.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV.

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Khoáng Đa Lượng Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Độ Mặn Thấp

    Khoáng Đa Lượng Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Độ Mặn Thấp

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    05/06/2019
    Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường

    Phân Biệt Đốm Trắng Trên Tôm Do Vi-Rút, Vi Khuẩn Và Môi Trường

    Ths. Trần Việt Tiên, Khoa Thủy sản, Đại Học Cần Thơ
    03/06/2019
    Tổng quan về các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    Tổng quan về các bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

    TS. Trần Thị Mỹ Duyên - Khoa Thủy sản - Đại Học Cần Thơ
    27/05/2020
    Bronopol - Hóa Chất Đặc Trị Vi Nấm Nhiễm Trên Động Vật Thủy Sản

    Bronopol - Hóa Chất Đặc Trị Vi Nấm Nhiễm Trên Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    30/03/2020
    Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Bio-Floc Công Nghệ Mới Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGs. Ts. Nguyễn Văn Hòa, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ
    05/06/2019
    Tác Hại Của Tảo Độc Trong Ao Tôm

    Tác Hại Của Tảo Độc Trong Ao Tôm

    Ths. Dương Thị Hoàng Oanh, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    03/06/2019
    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    Glutaraldehyde – Chất Sát Trùng Phổ Rộng

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/05/2019
    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus  gây bệnh trên cá nước ngọt

    Sán lá đơn chủ dactylogyrus & gyrodactylus gây bệnh trên cá nước ngọt

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    03/05/2019
    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Các Dòng Bacillus Sp. Có Ích Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân - Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ
    02/05/2019
    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    Bệnh vi bào tử trùng do Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra trên tôm thẻ chân trắng

    TS.Nguyễn Thị Xuân Hồng, TS.Trương Thị Hoa, TS.Nguyễn Thị Huế Linh, PGS.TS.Ngô Hữu Toàn -Khoa Thuỷ sản – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 102 Phùng Hưng, Thành phố Huế
    06/04/2020
    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    Sử Dụng Tỏi Trong Trị Bệnh Nhiễm Khuẩn Cho Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn NTTS, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
    05/06/2019
    Sử  Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Sử Dụng EDTA Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    03/06/2019
    Zalo
    Hotline