Vai Trò Của Hợp Chất Oligosaccharide Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

logo
EN

Vai Trò Của Hợp Chất Oligosaccharide Trong Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 31/03/2020 5926 Lượt xem

    PGS.TS. Nguyễn Như Trí - Khoa Thủy Sản - Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

         Mô hình nuôi thủy sản thâm canh thường có một số đặc điểm chính như mật độ cao và năng suất cao. Trong mô hình này, nếu điều kiện môi trường không phù hợp (hàm lượng oxy hòa tan thấp, pH quá thấp hoặc quá cao, hàm lượng ammonia cao…) hoặc biện pháp quản lý kém (không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, thức ăn chất lượng kém, cho ăn thừa, thả nuôi mật độ quá cao) sẽ gây stress cho động vật thủy sản nuôi và dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm, dịch bệnh dễ xảy ra và tỷ lệ sống thấp. Dịch bệnh do vi khuẩn gây ra là một trong những trở ngại chính của mô hình nuôi thủy sản thâm canh. Để phòng trị bệnh do vi khuẩn, người nuôi thường sử dụng kháng sinh.

         Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh thường gây ra một số hậu quả như để lại dư lượng kháng sinh trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật thủy sản.

    dễ tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc.

     

         Điều này dẫn đến việc điều trị bệnh ngày càng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc duy trì tình trạng sức khỏe tốt của động vật thủy sản nuôi thông qua việc quản lý tốt ao nuôi và sử dụng những hợp chất có hoạt tính sinh học như Mannan Oligosaccharide (MOS), Galacto-oligosaccharide (GOS), Fructo-oligosaccharide (FOS) nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh đang là xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.

    Lợi ích của việc sử dụng những chế phẩm sinh học này so với kháng sinh là:

     

         MOS, GOS hay FOS là những hợp chất oligosaccharide thuộc nhóm carbohydrate, trong đó MOS được ly trích từ vách của tế bào nấm men (Saccharomyces cerevisiae). Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm khảo sát ảnh hưởng của chúng đến tốc độ tăng trưởng, tình trạng sức khỏe đường ruột và khả năng kháng bệnh của gia súc, gia cầm và động vật thủy sản. Kết quả của những công trình nghiên cứu này cho thấy những tác dụng của các hợp chất oligosaccharide như sau:

    1. Gia tăng mật độ và chiều dài của nhung mao ruột (Hình 1), dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất trong thức ăn tốt hơn, giúp động vật nuôi lớn nhanh hơn, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế.

     

    Hình 1: Tác dụng của MOS lên mật độ và độ dài nhung mao ruột của cá hồi
    (Nguồn: Sweetman et al., 2008)

    2. Kết dính mầm bệnh vi khuẩn trong đường ruột và loại thải chúng ra ngoài theo phân, giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của những mầm bệnh này vào trong cơ thể để gây bệnh. Vì vậy, tỷ lệ bệnh do vi khuẩn thấp và gia tăng tỷ lệ sống của động vật nuôi.

     

    3. Tăng khả năng kháng bệnh do vi khuẩn. Trên cá tra, việc bổ sung hợp chất MOS vào thức ăn giúp gia tăng tỷ lệ sống so với nghiệm thức đối chứng khi cá được tiêm hoặc ngâm trong dung dịch vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri).      

         Tóm lại, việc bổ sung hợp chất oligosaccharide vào thức ăn cho động vật thủy sản giúp gia tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi thông qua việc gia tăng tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, duy trì tình trạng sức khỏe đường ruột tốt, tăng khả năng kháng bệnh vi khuẩn và tăng tỷ lệ sống của động vật nuôi. Tại Việt Nam, những chế phẩm oligosaccharide được các công ty nhập khẩu, đóng gói và bán ra thị trường, trong đó phổ biến nhất là hợp chất MOS. Tùy theo hàm lượng của hợp chất oligosaccharide trong sản phẩm mà tỷ lệ bổ sung vào thức ăn khác nhau. Thông thường tỷ lệ bổ sung từ 2 đến 4 kg trong 1 tấn thức ăn công nghiệp. Những hợp chất oligosaccharide này bền với nhiệt nên hoạt tính của chúng không bị mất đi trong quá trình ép đùn. Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, người nuôi có thể sử dụng thức ăn có bổ sung hợp chất oligosaccharide một cách liên tục hoặc vào những thời điểm cá dễ bị stress và mắc bệnh như vào thời kỳ giao mùa, thời tiết quá nóng hoặc lạnh, trước và sau khi thả giống vào ao nuôi.

    Bài viết đã được UV-Việt Nam mua tác quyền từ tác giả, bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty Cổ Phần UV

    Chia sẻ:
    Tin liên quan
    Sử dụng chất chiết từ cây Yucca trong nuôi trồng thủy sản

    Sử dụng chất chiết từ cây Yucca trong nuôi trồng thủy sản

    PGS.TS. Nguyễn Phú Hòa - Khoa Thủy sản - Đại Học Nông Lâm TP. HCM
    29/06/2020
    Hội chứng lở loét ở Cá  Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS)

    Hội chứng lở loét ở Cá Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS)

    PGS.TS. Phạm Minh Đức - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    18/06/2020
    Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt

    Trùng loa kèn, trùng ống hút - tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt

    TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    12/06/2020
    Ảnh hưởng của cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản

    Ảnh hưởng của cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản

    PGS. TS. Trương Quốc Phú, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ
    08/06/2020
    Ứng Dụng Chế Phẩm EM (Effective Microorganism) Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Chế Phẩm EM (Effective Microorganism) Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Phạm Thị Tuyết Ngân, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
    24/04/2020
    Ứng dụng chế phẩm sinh học (probiotics) trong nuôi trồng thủy sản

    Ứng dụng chế phẩm sinh học (probiotics) trong nuôi trồng thủy sản

    PGS. Ts. Vũ Ngọc Út, Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    03/06/2020
    Bệnh còi trên tôm sú, nguyên nhân và biện pháp kiểm soát

    Bệnh còi trên tôm sú, nguyên nhân và biện pháp kiểm soát

    TS. Bùi Thị Bích Hằng - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ
    20/05/2020
    Sự Lột Xác Trên Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    Sự Lột Xác Trên Tôm Thẻ Chân Trắng (Litopenaeus vannamei)

    TS. Huỳnh Trường Giang, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
    22/04/2020
    β-glucan Tăng Cường Sức Đề Kháng Trên Động Vật Thủy Sản

    β-glucan Tăng Cường Sức Đề Kháng Trên Động Vật Thủy Sản

    PGS.TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ
    30/03/2020
    Ứng Dụng Vi Khuẩn Nitrate Hóa Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ứng Dụng Vi Khuẩn Nitrate Hóa Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Ts. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2
    23/08/2019
    Vai Trò Của Butaphosphan và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    Vai Trò Của Butaphosphan và Ứng Dụng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

    PGS.TS. Ngô Hữu Toàn - Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
    22/08/2019
    Khoáng Đa Lượng Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Độ Mặn Thấp

    Khoáng Đa Lượng Trong Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Độ Mặn Thấp

    TS. Huỳnh Trường Giang - Khoa Thủy Sản - Đại Học Cần Thơ
    05/06/2019
    Zalo
    Hotline